Chào mừng bạn ghé thăm Hội triệu Phú

Hội nhập - Phát triển - Sự sống còn của doanh nghiệp… Tìm kiềm đối tác, mở rộng quan hệ giao thương… Thiếu vốn đầu tư - Nỗi lo chung cùa doanh nghiệp… Khủng hoảng, lối thoát nào dành cho doanh nghiệp…

Hội Triệu Phú cung cấp các giải pháp thiết thực giúp các Doanh Nhân và Lãnh Đạo Doanh Nghiệp nâng cao năng lực lãnh đạo, tìm ra những hướng mới nhằm mục đích nâng cao năng lực cạnh tranh để vượt qua thời kỳ khủng hoảng.

Thứ Năm, 24 tháng 10, 2013

Các siêu tỉ phú cam kết dành nửa tài sản cho từ thiện

Các siêu tỉ phú của Mỹ đã cùng nhau tham gia vào một động thái hào phóng chưa từng có trong lịch sử. Bốn mươi tỷ phú Mỹ đã ký cam kết dành ít nhất một nửa tài sản của mình để làm từ thiện theo một chiến dịch từ thiện được khởi xướng bởi Warren Buffett và Bill Gates.
Các siêu tỉ phú của Mỹ đã cùng nhau tham gia vào một động thái hào phóng chưa từng có trong lịch sử. Bốn mươi tỷ phú Mỹ đã ký cam kết dành ít nhất một nửa tài sản của mình để làm từ thiện theo một chiến dịch từ thiện được khởi xướng bởi Warren Buffett và Bill Gates.

Trong cam kết tập thể chưa từng thấy này, các nhân vật hàng đầu bao gồm cả thị trưởng New York Michael Bloomberg, người thừa kế khách sạn Hilton Barron Hilton, ông chủ CNN Ted Turner, đạo diễn Star Wars George Lucas đã ghi tên mình vào một sáng kiến có tên “cùng cam kết”, sáng kiến này được khởi động sáu tuần trước để khuyến khích các gia đình giàu nhất nước Mỹ ủng hộ tiền nhằm giải quyết các các vấn đề xã hội bức xúc nhất.

Cam kết này không phải là một hợp đồng ràng buộc pháp lý nhưng được mô tả như là một cam kết đạo đức. Lấy cảm hứng từ Quỹ Bill và Melinda Gates, Quỹ từ thiện đã “bơm” hàng tỷ đôla vào việc chống lại bệnh tật ở các nước đang phát triển, cam kết này không quy định rõ bất kỳ lĩnh vực từ thiện đặc biệt nào nhưng là một tuyên bố mang tính nguyên tắc.

Buffett, nhà đầu tư chứng khoán lão luyện 79 tuổi có biệt danh nhà hiền triết Omaha, người nắm giữ 47 tỉ đôla tài sản, cho biết mục đích của cam kết này là để tạo áp lực số đông, khuyến khích các tỷ phú có động thái tích cực hơn đối với vấn đề từ thiện. "Chúng tôi đang hy vọng Mỹ, vốn đã là xã hội hào phóng nhất trên trái đất, nay sẽ còn trở nên rộng rãi hơn nữa trong tương lai," ông nói.

Để tăng cường tinh thần đồng đội, Buffett lên kế hoạch gặp gỡ tập thể các tỷ phú, khởi động bằng một loạt những buổi ăn tối cho 15-20 người tại các địa điểm trên khắp nước Mỹ mùa thu này.

Trên danh nghĩa, tổng số tiền quyên góp được sẽ khổng lồ. Trong số những người cam kết góp tiền có cả ông trùm kinh doanh phần mềm Oracle Larry Ellison, với tài sản ước tính theo tạp chí Forbes là 28 tỉ đôla, chủ ngân hàng David Rockefeller (2,2 tỉ đôla), trùm dầu lửa Boone Pickens (1,1 tỉ đôla) và nhà tài phiệt chuyên góp vốn tư nhân Pete Peterson (2 tỉ đôla).
Bill và Melinda Gates với Warren Buffett (bên phải) quyết định dành phần lớn tài sản làm từ thiện (Ảnh: Spencer Platt/ Getty Images)
Ngoài ra trong danh sách còn có doanh nhân truyền thông Barry Diller và nhà thiết kế thời trang Diane von Furstenberg, vợ của ông. Một ông chủ của ngân hàng Citigroup trước đây, Sandy Weill, đã đăng ký tham gia, và cả bạn đồng nghiệp phố Wall của ông là David Rubenstein, người đồng sáng lập của tổ hợp góp vốn tư nhân Carlyle.

Nhiều người đang tò mò không biết có bao nhiêu khoản tiền mới được cam kết lần này, bởi có nhiều người cũng đã cam kết đóng góp cho các Quỹ từ thiện từ trước rồi.

"Tôi nghĩ điều đáng chú ý là rất nhiều người đã đồng ý công khai cam kết của họ", ông Stacy Palmer, biên tập viên của tờ Biên niên ký từ thiện tại Washington DC cho biết. "Nhưng tôi càng ngày càng tin rằng đây thực sự là một chương trình từ thiện thật sự khác biệt khi trong danh sách có những người hoàn toàn không ngờ là họ sẽ tham gia."

Buffett và Gates là người đánh trống khai mạc cho sáng kiến này bằng cách liên hệ với các tỷ phú, từng người một, yêu cầu họ vào ghi tên mình vào danh sách. Cho đến nay, khoảng một nửa số trong số 70-80 cá nhân được tiếp cận đã đồng ý quyên tiền, với một số con số đầy hứa hẹn ít nhất là hơn 50% của cải của họ.

Bloomberg, người đã tích lũy được 18 tỉ đôla thông qua đế chế truyền thông tài chính cùng tên, cho biết, sự giàu có đã đạt đến một điểm khi đó tỷ phú có quá nhiều tiền và họ chỉ đơn giản là không thể chi tiêu hết được. Không hợp lý lắm nếu để hết số tiền đó cho con cái, vì thế họ quyết định trở thành thành viên của CLB may mắn này”.

"Nếu bạn thực sự quan tâm đến gia đình của bạn, tốt nhất là làm gì đó để thế giới trở thành một nơi tốt hơn cho con cháu bạn, thay vì cho chúng tiền bạc", Bloomberg nói. Ông vốn là nhà từ thiện rất quan tâm tới các chiến dịch chống hút thuốc lá và an toàn đường bộ.

Một loạt những doanh nhân hàng đầu của Mỹ đã tham gia cam kết lần này bao gồm cả nhà tài phiệt xây dựng Eli Broad, cựu chủ tịch hãng điện tử Cisco John Morgridge và chủ quỹ phòng hộ Julian Robertson.

Những người vắng mặt đáng chú ý

Bốn trong số 10 người Mỹ giàu có là thành viên của triều đại Walton đã sáng lập ra cửa hàng bán lẻ lớn nhất thế giới, Walmart, nhưng không ai trong số những người thừa kế chuỗi cửa hàng này đăng ký tham gia cam kết. Không có những người sáng lập Google, Sergey Brin và Larry Page, họ có tài sản lên tới 30 tỉ đôla thông qua việc kết hợp tìm kiếm Internet và quảng cáo.

Một số người hoài nghi về cách Gates và Buffett đang tạo ra một tầng lớp tinh hoa từ thiện công cộng nổi bật như vậy.

Pablo Eisenberg, một viên chức cao cấp của Viện Chính sách Công cộng Georgetown, tại Đại học Georgetown, Washington DC, cho biết các nhà tài trợ cực kỳ giàu có xu hướng quyên tiền cho giáo dục đại học, nghệ thuật và các chương trình y tế đã định hình, trong khi rất tí chú ý tới giảm nghèo, khuyết tật hoặc các cộng đồng thiểu số khó khăn. Tỷ phú nói chung đã quyên tiền cho các Quỹ được miễn thuế.

"Những Quỹ khổng lồ này, thường là những doanh nghiệp gia đình làm ăn hiệu quả nhưng không có trách nhiệm thuế má, đang ảnh hưởng không nhỏ lên các các ưu tiên chính sách công của đất nước", Eisenberg nói. "Tôi không chắc rằng họ không làm tốt việc đáp ứng nhu cầu của người cần trợ giúp hơn những nhà từ thiện khác."

Trang Thư dịch 

10 bí mật của các triệu phú Mỹ - 10 Triệu gia đình Mỹ thuộc CLB triệu đôla đang sở hữu trị giá thật trên 1 triệu USD

"Bạn có thể nghĩ rằng tôi giàu có, nhưng tôi thật sự không nghĩ vậy". Hiện có khoảng 10 triệu gia đình Mỹ thuộc CLB triệu đôla đang sở hữu trị giá thật trên 1 triệu USD, chưa kể giá trị tài sản khác như nhà cửa. 

1.Hinh_1aaa

1. "Bạn có thể nghĩ rằng tôi giàu có, nhưng tôi thật sự không nghĩ vậy". Hiện có khoảng 10 triệu gia đình Mỹ thuộc CLB triệu đôla đang sở hữu trị giá thật trên 1 triệu USD, chưa kể giá trị tài sản khác như nhà cửa.
Tuy nhiên, theo kết quả cuộc khảo sát gần đây của Tổ chức Fidelity (Mỹ), chỉ 8% số triệu phú nghĩ rằng họ "rất" hoặc "cực kỳ” giàu có, trong khi có đến 19% lại cho rằng "tôi không giàu chút nào cả”!
Họ lo lắng về việc chăm sóc sức khỏe, lúc về hưu và sẽ phải duy trì lối sống thế nào.
Thực tế nhiều triệu phú vẫn không có đủ tiền cho những giải trí sang trọng như đóng 300.000 USD mỗi năm để làm thành viên CLB chơi golf. Ba thập niên trước, 1 triệu USD là số tiền khá lớn và có thể tạo ra quyền lực cho người sở hữu số tiền đó, nhưng đến thời điểm này bạn cần có ít nhất 3,6 triệu USD để được xem là "thật sự có quyền lực" về tài chính. Tuy nhiên, theo ông Gail Graham, chuyên viên quản lý tài sản của Tổ chức Fidelity, con số "tạo cảm giác là người thật sự giàu có” cho một triệu phú ngày nay phải là 23 triệu USD.
2. "Tôi đi mua hàng ở Wal-Mart..."
Theo kết quả khảo sát năm 2007 đối với các cá nhân có sở hữu tài chính ở mức cao do American Express và Tập đoàn Harrison Group công bố, khoảng 80% triệu phú sống cần kiệm. Họ có thể không mua khăn giấy giá 99 cent nhưng sẽ chờ mua hàng hiệu giảm giá, săn tìm các cơ hội mua giá hời và thậm chí cắt các coupon giảm giá từ báo chí để sử dụng cho các lần đi mua sắm.
Don Crane, chủ một doanh nghiệp nhỏ ở Santa Rosa (bang California), là một ví dụ. Crane đã công nhận mình sở hữu tài sản hơn 1 triệu USD nhưng sống rất tiết kiệm. Hai vợ chồng Crane thu thập các coupon giảm giá trên báo và "chúng rất hữu dụng khi bạn mua bất cứ gì cho cuộc sống hằng ngày".
3. "...Nhưng chúng tôi không làm giàu bằng thói bủn xỉn"
Làm cách nào để tham gia CLB các triệu phú? Bạn có thể mua cổ phiếu, bất động sản, chơi bài ở Las Vegas hoặc điều hành công việc kinh doanh của mình. Theo khảo sát của Tập đoàn Harrison, đó là con đường để gia nhập CLB triệu phú của hơn 50% số thành viên. Chỉ 3% thành viên giàu có nhờ hưởng thừa kế và 1/3 là các nhà kinh doanh chuyên môn hoặc làm việc tại các tập đoàn lớn trên thế giới.
Hầu hết thành viên CLB triệu phú đều là những người "biết sử dụng khôn ngoan các khoản nợ". Dùng nợ để thiết lập công việc kinh doanh, tránh lãi suất cao từ các món nợ của thẻ tín dụng, và dùng tài sản để hỗ trợ tài chính nếu tiền mặt không đáp ứng đủ. Thường giá trị nhà cửa chỉ đại diện khoảng 11% tổng giá trị tài sản của các triệu phú.
Ông Jim Bell - chủ tịch Công ty tư vấn Bell Investment Advisors - tiết lộ những người muốn giàu có một cách nghiêm túc luôn muốn có một khoản nợ. Ví dụ nhà của anh ta trị giá 1,5 triệu USD, nhưng anh ta mượn nợ 900.000 USD để mua nó và không hề vội vã trong việc trả nợ, vì đó là một trong những lý do anh ta được khấu trừ thuế.
4. "Tôi có người giữ chỗ cho tất cả mọi thứ"
Những "người giữ chỗ" hiện đại có nhiệm vụ đáp ứng mọi nhu cầu các triệu phú muốn: đặt chỗ nhà hàng, hẹn giờ đi spa làm đẹp, tìm kiếm những nhà hàng với món ăn độc đáo, và thậm chí dịch vụ giữ chỗ cả trong lĩnh vực y tế khi các triệu phú không muốn xếp hàng chờ tại các phòng cấp cứu... Mức phí trung bình của người giữ chỗ là 25 USD/giờ.
5. "Bạn không thể trở nên giàu có nếu không tàn nhẫn"
Nhiều triệu phú đã thú nhận họ phải "tàn nhẫn trong kinh doanh và không được nản lòng khi thất bại". Chẳng hạn như triệu phú Rockefeller đã đe dọa các đối thủ cạnh tranh về khả năng phá sản nếu không bán công ty cho ông. Hoặc Bill Gates đã phải "cứng rắn" thế nào trên con đường xây dựng Microsoft trong thế giới phần mềm. Hầu hết triệu phú không có thời gian nhiều cho gia đình.
6. "Thuế là phần nhỏ”
Hầu hết triệu phú đều đóng thuế. Theo thông tin của văn phòng thu nhập nội địa, trong năm 2005, thực tế số tiền thuế các triệu phú đóng chiếm gần 40% tổng thuế thu nhập liên bang của Mỹ với ước tính khoảng 368 tỉ USD.
Các triệu phú kiếm lợi nhuận từ đầu tư cổ phiếu và các hình thức khác. Với thu nhập từ các hình thức khác này, họ chỉ phải đóng thuế 15% so với 25% thuế đối với lương thuộc hàng trung cấp. Ngoài ra, những người thu nhập cao này đóng thuế an ninh xã hội chỉ tính trên mức thu nhập 97.500 USD đầu tiên mà thôi. Tuy nhiên, phần "tiết kiệm" lớn nhất của họ chính là từ việc sở hữu kinh doanh và các khoản khấu trừ có liên quan đến kinh doanh.
7. "Tôi là sinh viên hạng B"
Theo thống kê của Tập đoàn Harrison, khoảng 59% triệu phú từng học cao đẳng hay đại học và 48% triệu phú có bằng cao hơn đại học. Khi được hỏi chìa khóa thành công, các triệu phú đều đưa ra điều kiện đầu tiên là phải làm việc, kế đến là giáo dục, tính cương quyết và đối xử tôn trọng người khác. Ông Jim Taylor - phó chủ tịch Tập đoàn Harrison - cho biết tất cả triệu phú đều nhất trí rằng những gì tiếp thu trong lớp học không quan trọng bằng cách biết học cách nghiên cứu và sống có kỷ luật.
8. "Xe tôi là xe thuê”
Theo kết quả khảo sát của Công ty Price & Asscociates, hơn 50% triệu phú đã lên kế hoạch thuê các sản phẩm cao cấp trong 12 tháng tới. Đứng đầu danh sách là túi xách rồi đến ôtô, đồ trang sức, đồng hồ và các tác phẩm nghệ thuật. Nhiều thành viên CLB triệu phú cho rằng không lý do gì phải mua túi xách hiệu Versace trị giá 3.000 USD để rồi không đầy vài tháng sau trở thành lỗi mốt, trong khi họ chỉ cần bỏ ra 175 USD để thuê nó trong một tháng.
Cũng lý luận như thế, nhiều triệu phú đã chọn cách đóng 25.000 USD một năm để được quyền lái chiếc Ferrari bóng loáng chạy vi vu các buổi cuối tuần, thay vì bỏ ra 250.000 USD để sở hữu nó.
9. "Tiền có thể mua được hạnh phúc"
Điều này nghe có vẻ trái ngược với ý kiến những người không quan tâm đến tiền bạc. Nhưng theo khảo sát của Tập đoàn Harrison, khoảng 70% triệu phú cho rằng tiền tạo ra nhiều hạnh phúc cho họ. Họ cười thường xuyên hơn và cảm thấy được đối xử khác hơn.
10. "Bạn quan tâm đến chỉ số Dow Jones, còn tôi chỉ lo lắng việc giữ không thua kém các thành viên nhà tỉ phú Donald Trump"
Nhà xã hội học Glenn Firebaugh của Đại học Pennsylvania cho rằng những gì làm con người hạnh phúc không phải là họ kiếm được bao nhiêu mà là họ kiếm thế nào so với những người cùng đẳng cấp. Thực tế khoảng 40% các nhà triệu phú lo lắng mức sống tiêu chuẩn của họ sẽ giảm khi về hưu và tiền của họ sẽ tiêu trước khi họ qua đời.
Rõ ràng thỏa mãn của con người không có điểm dừng. Và vấn đề ở chỗ đó. Các triệu phú luôn ngước nhìn lên và nghĩ rằng sẽ tốt hơn nếu họ ở đẳng cấp đó.
GIANG ANH
(Theo CNN Money)

 
Mẫu được cung cấp bởi HỌC VIỆN ĐÀO TẠO CÔNG NGHỆ TRỰC TUYẾN
Nhà phát triển Web CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ THIÊN LÝ
Đơn vị chủ quản CÔNG TY CỔ PHẦN HỘI TRIỆU PHÚ