Thứ Sáu, 6 tháng 7, 2012

Hãy lắng nghe chủ động khi diễn thuyết


Những người nói giỏi không chỉ truyền đạt thông tin tới người nghe, họ cũng phải biết cách lắng nghe. Bằng cách lắng nghe, bạn có thể nhận ra người nghe có hiểu những thông tin bạn mang lại không và những thông tin đó có quan trọng đối với họ không.

Lắng nghe một cách chủ động không giống như nghe đơn thuần
Nghe chỉ là giai đoạn đầu tiên và chỉ bao gồm sự nhận thức âm thanh mà thôi. Lắng nghe, giai đoạn thứ hai, liên quan đến một sự liên kết giữa ý nghĩa và những biểu tượng âm thanh được nhận thức. Lắng nghe thụ động xảy ra khi những người nghe không có động cơ lắng nghe một cách cẩn thận. Lắng nghe chủ động với một mục đích là để tiếp nhận thông tin, để xác định những người khác cảm thấy thế nào, và để hiểu người khác. Một vài đặc điểm tốt của những người biết lắng nghe một cách hiệu quả là: dành nhiều thời gian để nghe hơn là để nói (nhưng tất nhiên, khi là một người diễn thuyết, nói là công việc chính mà bạn sẽ phải thực hiện).
Một số điểm cần lưu ý:

§         Đừng ngắt lời người khác.
§         Đừng trả lời các câu hỏi bằng các câu hỏi.
§         Hãy nhận ra những thành kiến. Tất cả chúng ta đều có chúng. Chúng ta cần kiểm soát chúng.
§         Đừng bao giờ mơ mộng viển vông hay lo lắng về những ý nghĩ riêng của người khác khi họ nói.
§         Hãy để những người khác cùng nói. Đừng chiếm giữ hoàn toàn cuộc nói chuyện.
§         Hãy chỉ đưa ra những câu trả lời sau khi người khác ngừng nói. Tuyệt đối không ngắt lời khi họ còn đang nói. Sự tập trung đầy đủ nhất của họ chỉ khi những người khác đang nói, không phải là khi họ đang trả lời.
§         Hãy đưa ra những ý kiến phản hồi nhưng đừng ngắt lời một cách liên tục.
§         Hãy phân tích bằng cách quan sát tất cả những nhân tố liên quan và bằng cách hỏi những câu hỏi ngỏ. Hãy dẫn dắt người khác thông qua sự phân tích của bạn.
§         Hãy giữ cuộc nói chuyện tập trung vào điều mà người nói đang nói…
Đừng tập trung vào những điều gì cuốn hút họ
Lắng nghe có thể là một trong những công cụ giao tiếp hiệu lực nhất của chúng ta. Hãy chắc chắn là bạn biết cách lắng nghe. Một phần của quá trình lắng nghe là đưa ra những ý kiến phản hồi bằng cách thay đổi và sửa lại những thông điệp để những ý tưởng của người nói được người nghe hiểu. Điều này được thực hiện bằng cách diễn giải lại những gì người nói đã nói và những cảm giác hay ý kiến của họ bằng ngôn ngữ của chính bạn, chứ không phải là nhắc lại từng từ của họ. Sử dụng ngôn ngữ của bạn bằng cách nói rằng “Đây là những gì tôi hiểu về cảm giác của bạn, liệu tôi có đúng không?”. Nó không chỉ có việc trả lời bằng miệng mà còn gồm cả những cách thức trả lời khác nữa. Hãy gật đầu hoặc nắm chặt tay của họ để biểu hiện sự tán đồng của bạn, hãy nhíu lông mày để thể hiện bạn không hiểu ý nghĩa câu nói vừa xong của họ, hoặc hãy hít thật sâu và thở ra một cách khó khăn để thể hiện rằng bạn cũng bực tức với hoàn cảnh nào đó.
Năm loại ý kiến phản hồi chính
Chúng được liệt kê theo thứ tự trong đó chúng xảy ra một cách thường xuyên nhất trong những cuộc đàm thoại hàng ngày (cần chú ý rằng chúng ta thường đưa ra những phán quyết một cách thường xuyên hơn là việc chúng ta cố gắng để hiểu):

§         Tính đánh giá: Đưa ra một lời nhận xét về giá trị, phần tinh tuý, hoặc sự thích hợp của lời nói của người khác.
§         Nghệ thuật trình diễn: Sự diễn giải nhằm giải thích lời nói của một người khác có ý nghĩa gì.
§         Tính khuyến khích: Cố gắng để giúp đỡ và ủng hộ người khác nói.
§         Tìm kiếm: nhằm thu thập thông tin thêm, tiếp tục cuộc thảo luận, hay làm sáng tỏ một luận điểm.
§         Thấu hiểu: nhằm nhận thức một cách hoàn toàn người khác có ý nói gì nhờ vào những lời nói của cô ấy.

 
Mẫu được cung cấp bởi HỌC VIỆN ĐÀO TẠO CÔNG NGHỆ TRỰC TUYẾN
Nhà phát triển Web CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ THIÊN LÝ
Đơn vị chủ quản CÔNG TY CỔ PHẦN HỘI TRIỆU PHÚ